Các lĩnh vực và nơi làm việc của phiên dịch viên

Các lĩnh vực và nơi làm việc của phiên dịch viên

Phiên dịch viên là một ngành nghề đang hot trong thời đại kinh tế hội nhập cùng với mức thu nhập khá ổn định. Thông qua bài viết này, Oversea Translation xin giới thiệu đến bạn các lĩnh vực và nơi làm việc của phiên dịch viên.

Các lĩnh vực và nơi làm việc của phiên dịch viên

Phiên dịch viên là người thực hiện chuyển đổi ngôn ngữ trong thời gian thực, trong một cuộc thảo luận giữa hai người nói hai thứ tiếng khác nhau, lặp lại những gì người nói bằng một ngôn ngữ khác. Trong bối cảnh hội nhập, hiện nay có nhiều tổ chức, cơ quan và dịch vụ có nhu cầu sử dụng phiên dịch. Vậy các lĩnh vực nào và nơi cần phiên dịch viên làm việc ở đâu? Cùng Oversea Translation tìm hiểu nhé!

 Phiên dịch viên

Phiên dịch viên

6 loại hình lĩnh vực mà phiên dịch viên làm việc

1. Phiên dịch đồng thời

Phiên dịch đồng thời hay còn gọi là phiên dịch cabin, được coi là hình thức phiên dịch khó nhất trong các lĩnh vực loại hình phiên dịch. Phiên dịch viên phải thực hiện chuyển đổi ngôn ngữ song song với người nói. Phiên dịch viên phải dịch theo kiểu người nói nói đến đâu, dịch đến đó.

Hình thức này sẽ được diễn ra tại các hội nghị, cuộc họp hoặc triễn lãm thương mại. Diễn giả vừa nói những gì phiên dịch viên phải dịch ngay lập tức. Để làm được điều này, yêu cầu phiên dịch viên phải có khả năng nghe và khả năng ghi nhớ nội dung cuộc hội thoại tốt, phân tích tình huống và hiểu được lĩnh vực, chuyên môn mà mình sẽ tham gia.

 Phiên dịch viên cabin

2. Phiên dịch liên tiếp

Đây là hình thức người diễn giả sẽ truyền đạt nội dung một đoạn dài và dùng lại khoảng chừng 1-5 phút, để phiên dịch viên dịch sang ngôn ngữ cần dịch những nội dung mà diễn giả vừa nói. 

Là loại hình xuất hiện trong các cuộc họp kinh doanh nhỏ, đối tác giữa hai bên, phiên dịch viên dịch lại giữa những người nói nhiều ngôn ngữ thay phiên nhau. Kỹ năng cần thiết cho loại hình này là ghi chú, vì khả năng phiên dịch viên có thể ghi nhớ lại toàn bộ đoạn văn trong một lần nghe mà không mất chi tiết là rất ít.

3. Phiên dịch đàm phán

Loại hình này xuất hiện nhiều trong các cuộc hội nghị, đàm phán giữa các tổ chức, cơ quan, cá nhân nước ngoài. Trong các cuộc đàm phán này, phiên dịch viên nắm giữ vai trò rất quan trọng, tỷ lệ thành công hay thất bại phụ thuộc rất nhiều vào sự khéo léo, xử lý tình huống của phiên dịch viên.

 

Phiên dịch viên đàm phán

4. Phiên dịch tháp tùng

Ở hình thức này, phiên dịch viên tháp tùng sẽ làm việc như một trợ lý khách hàng, luôn đi bên cạnh khách hàng và giúp họ truyền đạt những thông tin, thông điệp cần thiết trong những chuyến công tác dài ngày.

Họ không chỉ là thông dịch viên, mà các phiên dịch viên này còn đóng vai trò là người giải thích sinh hoạt, văn hóa, giao tiếp và trao đổi công việc với đối tác của đất nước mà họ đến.

Do đặc thù công việc mà phiên dịch viên tháp tùng không chỉ giỏi kiến thức chuyên môn mà còn có nhiều hiểu biết tổng hợp về văn hóa, kinh tế, xã hội, chính trị, địa lý,... tại nơi mà khách hàng sẽ đến. Hình thức này thường xuất hiện trong các tour tham quan, du lịch, trong các cuộc nghiên cứu, khảo sát thị trường,...

5. Phiên dịch thầm

Hình thức phiên dịch thầm này tương tự với phiên dịch đồng thời. Tuy nhiên, nếu như phiên dịch đồng thời thì phiên dịch viên sử dụng micro truyền đạt lại những nội dung người nói nói. Thì ở hình thức này, phiên dịch viên sẽ không sử dụng micro mà phiên dịch viên ngồi bên cạnh người hoặc nhóm người yêu cầu phiên dịch. Trong lúc thông dịch, phiên dịch viên chỉ được nói nhỏ. Hình thức phiên dịch này khá khó, phụ thuộc rất nhiều vào giọng nói của phiên dịch viên.

6. Phiên dịch qua điện thoại theo lịch trình

Hình thức này được chia thành hai loại: phiên dịch đồng thời và phiên dịch liên tiếp. Phiên dịch qua điện thoại theo lịch trình là hình thức xuất hiện trong các cuộc hẹn đã được hẹn trước, phiên dịch viên không cần phải có mặt trực tiếp và thực hiện thông qua điện thoại.

Nơi làm việc của phiên dịch viên

Các nơi mà phiên dịch viên sẽ làm việc như trong:

  • Các tổ chức quốc tế lớn.
  • Các công ty đa quốc gia.
  • Các công ty du lịch.
  • Các đài phát thanh, truyền hình, tòa soạn báo,
  • Bộ Ngoại giao.
  • Các vụ phụ trách ngoại giao của Bộ.
  • Các nhà xuất bản.
  • Các cơ quan, tổ chức khác.
  • Các công ty, trung tâm dịch thuật.
  • Làm việc cho chính mình.

 

Nơi làm việc của phiên dịch viên

Kết bài

Oversea Translation xin giới thiệu bạn đọc các loại hình và nơi làm việc của phiên dịch viên. Hy vọng bài viết này sẽ mang đến thông tin bổ ích cho bạn đọc.