NHỮNG ĐIỂM KHÁC BIỆT CƠ BẢN GIỮA BIÊN DỊCH VÀ PHIÊN DỊCH.

NHỮNG ĐIỂM KHÁC BIỆT CƠ BẢN GIỮA BIÊN DỊCH VÀ PHIÊN DỊCH.

Những đặc điểm riêng biệt của biên dịch và phiên dịch mà người "dịch" cần nắm rõ.

NHỮNG ĐIỂM KHÁC BIỆT CƠ BẢN GIỮA BIÊN DỊCH VÀ PHIÊN DỊCH.

Thế giới mà chúng ta đang sinh sống ngày nay là một thế giới “toàn cầu hóa”. Theo đó, những ngành nghề liên quan đến “chuyển ngữ” cũng được phát triển như vũ bão. Tiêu biểu kể đến, chính là ngành biên dịch và phiên dịch.

Hai ngành nghề này mặc dù bản chất vẫn là “chuyển ngữ” nhưng thật chất lại có sự khác biệt rất lớn về kỹ năng. Hãy cùng tìm hiểu cách “phân biệt” hai ngành nghề này qua bài viết dưới đây.

I.Khái niệm của Biên dịch và phiên dịch:

1.    Biên dịch

Xét về định nghĩa, biên dịch có nghĩa là “biên soạn” lại tài liệu từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác. Trong quá trình biên dịch, biên dịch viên có thể sử dụng các công cụ hỗ trợ mà vẫn đảm bảo nguyên ý nghĩa. 

Một biên dịch viên giỏi đòi hỏi ở họ là những hiểu biết chuyên sâu về kỹ năng ngôn ngữ, văn hóa của nhiều quốc gia để nắm bắt nội dung, phong cách và hình thức của văn bản gốc một cách toàn vẹn nhất.

Ngoài ra, kỹ năng viết tốt cũng là điều vô cùng quan trọng đối với một biên dịch viên. Vì bản chất công việc của biên dịch là trình bày tài liệu gốc sang ngôn ngữ khác nhưng vẫn phải đảm bảo ý truyền đạt của tác giả. 

2.             Phiên dịch

Còn với phiên dịch, ngay từ phiên trong “phiên âm” của nó cũng nói lên được định nghĩa của ngành phiên dịch. Đây là hình thức dịch từ ngôn ngữ nguồn sang ngôn ngữ đích bằng “âm” ngay tại thời điểm nói hoặc dịch ngay sau bản gốc. 

Vậy nên, quá trình phiên dịch thường diễn ra một cách nhanh chóng. Và người phiên dịch không có nhiều thời gian để nghiền ngẫm trao chuốt ý dịch đồng thời cũng như không có sự hỗ trợ của từ điển hay bất cứ tài liệu tham khảo nào như biên dịch.

II. Những điều khác biệt giữa biên dịch và phiên dịch.

Từ hai khái niệm trên, để tóm gọn lại sự khác nhau cơ bản nhất giữa biên dịch và phiên dịch thì chính là biên dịch là việc dịch ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác bằng văn bản, còn phiên dịch là hình thức dịch thuật trực tiếp ngay tại thời điểm nói.

Nhưng ngoài ra, sự khác biệt giữa biên và phiên còn nằm ở những yếu tố khác:

1.    Định dạng ngôn ngữ

Điều đầu tiên cũng là điều chúng ta đều đã được biết:

  • Biên dịch thì hình thức chuyển từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác ở dạng viết. 

  • Phiên dịch là hình thức dịch trực tiếp qua lời nói.

2. Cách truyền đạt

- Với biên dịch, thông thường là biên dịch viên sẽ được nhận tài liệu gốc rồi bắt đầu dịch. Điều này giúp cho các biên dịch viên có thời gian để trau chuốt ngôn từ, giúp việc dịch được chính xác đồng thời chất lượng nhất.

- Còn phiên dịch được thực hiện trực tiếp ngay tại thời điểm nói: hội nghị hoặc qua điện thoại, video call, gameshow, phỏng vấn, cuộc thi….

3.             Độ chính xác

Với thời gian để hoàn thành công việc có sự chênh lệch rất lớn, vậy nên phiên dịch không yêu cầu độ chính xác cao như biên dịch. Vì rất khó để có thể hướng tới sự hoàn hảo về mặt ngôn từ lẫn độ chính xác ở phiên dịch viên vì họ không có quá nhiều thời gian để chắt lọc từng từ một. 

Còn biên dịch lại trở nên có lợi thế hơn khi bàn về mặt chính xác vì biên dịch viên có nhiều thời gian để chỉnh sửa bản dịch cho hoàn chỉnh hơn.

4.             Yêu cầu

Phiên dịch viên thường có yêu cầu cao hơn so với biên dịch viên. 

Điều này bắt nguồn bởi tính chất công việc của phiên dịch đòi hỏi họ phải thành thạo ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ đích, đồng thời phải có khả năng dịch hai chiều ngay lập tức mà không sử dụng từ điển hay sử dụng thêm tài liệu nào khác. Vậy nên, phiên dịch viên còn phải có khả năng chịu áp lực tốt. 

Còn biên dịch vì biên dịch viên có thể sử dụng những công cụ hỗ trợ do đó, yêu cầu về mặt ngôn ngữ dành cho biên dịch thấp hơn. Nhưng đổi lại, yêu cầu về sự trau chuốt trong ngôn từ của biên dịch lại cao hơn phiên dịch.

5.             Các yếu tố khác

Trong những lúc hành nghề, có đôi khi cả phiên dịch viên lẫn biên dịch viên sẽ bắt gặp những cụm từ có mức vô cùng khó như từ ẩn dụ, ca dao, tục ngữ, thành ngữ,… Vậy nên, cho dù là phiên dịch hay biên dịch, cũng đều đòi hỏi “người dịch” năng lực trí tuệ cao, để dịch và giải thích thông tin sang ngôn ngữ khác, phải chuyển đổi làm sao để người nghe, người đọc có thể dễ dàng hiểu được. Đồng thời đảm bảo truyền đạt được hàm ý của người nói lẫn người viết.

III.         Oversea Translation - Công ty cung cấp dịch vụ biên dịch lẫn phiên dịch hàng đầu hiện này.

Đáp ứng sự đòi hỏi lớn về nguồn nhân lực ngành phiên dịch lẫn biên dịch, công ty Oversea Translation với đội ngũ phiên dịch viên giàu kinh nghiệm, giàu lòng nhiệt huyết và đặc biệt là tâm huyết với công việc, cam đoan mang đến cho quý khách những trải nghiệm tuyệt vời.

 Lời kết.

Sau khi lướt hết một bài dài không dài, ngắn không ngắn này, hy vọng bạn đã nắm được những sự khác biệt cơ bản giữa phiên dịch và biên dịch, rồi từ đó liên hệ với tính cách, thế mạnh, sở thích của bản thân để tìm ra con đường phù hợp nhất với mình!