Phiên dịch viên là gì? Muốn làm phiên dịch viên thì học ngành nào?

Phiên dịch viên là gì? Học ngành gì để theo đuổi nghề phiên dịch viên?

Thông qua bài viết này, Oversea Translation sẽ giải đáp cho câu hỏi phiên dịch viên là gì? Muốn làm phiên dịch viên thì học ngành nào? Mời bạn đọc tham khảo.

Phiên dịch viên là gì? Học ngành gì để theo đuổi nghề phiên dịch viên?

 

Trong bối cảnh kinh tế hội nhập mạnh mẽ như hiện nay, phiên dịch viên trở thành trong những nghề vô cùng phát triển và tiềm năng. Họ chính là cầu nối giữa các đối tác từ những quốc gia, lục địa khác nhau.

Vậy, phiên dịch viên là gì? Cần bằng cấp và những điều kiện gì để trở thành phiên dịch viên? Cùng Oversea Translation tìm hiểu về ngành nghề này nhé!

 

Ảnh minh họa.

Phiên dịch viên là gì?

Phiên dịch viên là người có nhiệm vụ chuyển đổi ngôn ngữ giữa hai hoặc nhiều quốc gia khác nhau. Để có được công việc này, phiên dịch viên phải kiên nhẫn tập trung lắng nghe, hiểu và ghi nhớ nội dung ở ngôn ngữ này và sau đó dịch sang ngôn ngữ của người nghe.

Để tìm hiểu sâu hơn về nghề phiên dịch viên, ta hãy thông qua một ví dụ cụ thể: hai đại diện của hai doanh nghiệp đến từ hai quốc gia khác nhau. Nhưng, họ lại không nói giống nhau một ngôn ngữ. Để việc giao tiếp diễn ra thuận lợi, họ cần đến phiên dịch viên.

Phiên dịch viên có môi trường làm việc hiện đại và đa dạng. Họ có thể làm tại các tổ chức chính phủ, tập đoàn đa quốc gia, công ty du lịch, đại sứ quán,... với mức lương thật sự rất tốt. Thế nhưng, họ sẽ có những công việc cơ bản phải thực hiện:

  • Xây dựng vốn từ vựng chuyên môn để truyền đạt thông tin một cách chính xác
  • Gặp mặt và thông dịch các thông tin giữa các đối tác, khách hàng
  • Có nghĩa vụ tham gia vào cuộc họp, hội nghị, cuộc gặp mặt,... để thực hiện việc phiên dịch
  • Cách truyền đạt cảm xúc giống với người nói nhất

 

Ảnh minh họa.

Các hình thức phiên dịch

  • Phiên dịch song song
  • Phiên dịch nối tiếp
  • Phiên dịch tiếp cận
  • Phiên dịch tiếp sức
  • Phiên dịch thầm
  • Phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu

Yếu tố quan trọng để theo đuổi nghề thông dịch viên

  • Đam mê việc học ngoại ngữ, không ngừng trau đồi rừ vựng để dùng từ linh hoạt
  • Truyền tải thông điệp nhanh
  • Am hiểu về ngôn ngữ, xã hội, thời sự
  • Kỹ năng mềm
  • Chăm chỉ, kiên trì

Cơ hội rộng mở trong công việc của ngành phiên dịch viên

Trong bối hội nhập quốc tế hiện nay, việc giao ban giữa các quốc gia ngày càng đa dạng hơn bao giờ hết. Chính vì thế, cơ hội việc làm của ngành phiên dịch viên trở nên rất hot trong thời điểm hiện tại và tương lai.

Khi bạn là một phiên dịch viên chuyên nghiệp,cơ hôi của bạn cũng rộng hơn, làm các công việc sau đây:

  • Phiên dịch cho các tổ chức chính phủ
  • Làm việc tại các công ty du lịch - lữ hành
  • Soạn báo, phiên dịch tin tức
  • Làm việc tại các công ty dịch thuật, phiên dịch
  • Làm việc tại các doanh nghiệp, tập đoàn đa quốc gia

Muốn làm phiên dịch viên thì học ngành gì? Ở đâu?

Những bạn trẻ muốn thử thách bản thân và thử sức ở lĩnh vực phiên dịch thì sẽ cần học gì và đạt được bằng cấp nào? Cùng Oversea Translation tìm hiểu nhé!

 

Ảnh minh họa.

Phiên dịch viên cần bằng cấp gì?

Để trở thành phiên dịch viên, các bạn có ước mơ vào nghề cần sở hữu bằng cử nhân ngôn ngữ trở lên. Tuy vậy, bằng cấp cũng chỉ là một thứ khiến việc trở thành phiên dịch viên dễ hơn thôi. Chỉ cần bạn thể hiện được kinh nghiệm trong việc dùng ngôn ngữ của mình, bạn hoàn toàn có thể trở thành một phiên dịch viên chuyên nghiệp.

Học ngành phiên dịch ở đâu?

Dưới đây là một số trường Đại học mà các bạn có thể theo học để có được bằng cử nhân, bằng thạc sĩ liên quan đến ngôn ngữ học:

  • Trường đạo học Hà Nội
  • Trường đại học Ngoại ngữ Tin học TPHCM
  • Trường đại học Tôn Đức Thắng
  • Trường đại học Mở TPHCM

 

Ảnh minh họa.

Phiên dịch viên lương bao nhiêu?

Mức thu nhập của phiên dịch viên sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố: quy mô công ty, khả năng, kinh nghiệm, gói công việc,...

Thông thường, mức lương của phiên dịch viên “newbie” sẽ rơi vào khoảng 10-15 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, bạn có thể có thu nhập cao hơn khi làm phiên dịch viên tại các chuỗi hội nghị, họp mặt giao ban giữa các đối tác…

Hơn thế, các phiên dịch viên các ngôn ngữ khác tiếng anh, những ngôn ngữ khó học hay ít người học thậm chí còn nhận được mức lương cao hơn rất nhiều.

Tạm kết

Trên đây là bài viết Oversea Translation giải đáp cho câu hỏi phiên dịch là gì? Và những điều kiện và kỹ năng cần có của một phiên dịch viên. Hy vọng những chia sẻ của Oversea Translation sẽ giúp ích cho bạn.