Công việc làm phiên dịch viên là ước mơ của bao bạn trẻ hiện nay, để trở thành phiên dịch viên chuyên nghệp cùng Oversea Translation tìm hiểu sau đây.
Công việc làm phiên dịch viên là ước mơ của bao bạn trẻ hiện nay. Nếu bạn có năng khiếu ngoại ngữ và yêu thích văn hoá nước bạn, trở thành phiên dịch viên là lựa chọn đúng đắn. Cùng Oversea Translation tìm hiểu thêm về nghề này nhé!

Công việc làm phiên dịch viên là ước mơ của bao bạn trẻ hiện nay
1.Phiên dịch viên là gì?
Làm phiên dịch là thực hiện chuyển văn bản, thông tin ở cuộc hội thoại từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, đảm bảo vẫn giữ được ý nghĩa của chúng. Công việc đòi hỏi chuyên môn cao và kiến thức trong nghề thông qua các bằng cấp, chứng chỉ: Toeic, Ielts, tiếng Nhật N1, tiếng Nhật N2…
Hiện tại mức lương của một phiên dịch viên dao động từ 10-15 triệu/tháng. Ngoài ra, thu nhập còn cao hơn nếu bạn nhận các jobs trả tiền theo giờ như phiên dịch trong hội thảo, phiên dịch các hội nghị cấp cao.

Phiên dịch viên là gì?
2. Làm phiên dịch viên cần bằng cấp gì?
Để trở thành một phiên dịch viên chuyên nghiệp ngoài trang bị kỹ năng và kiến thức cần thiết, thì bạn cần có bằng cấp liên quan đến ngành nghề ngôn ngữ. Và con đường nhanh nhất là thi vào biên phiên dịch ở các trường cao đẳng, đại học.
Một số trường đại học đào tạo chuyên ngành về biên phiên dịch như:
-
Đại học Nông Lâm TP.HCM
-
Đại học Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM
-
Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội
-
Đại học Sư phạm
-
Đại học Sài Gòn
-
Các trường đại học đào tạo ngành ngôn ngữ tiếng Hàn, Nhật, Trung…

Làm phiên dịch viên cần bằng cấp gì
Bên cạnh các bằng cấp từ cao đẳng, đại học chính quy thì bạn cũng có thể tham gia thi các chứng chỉ tiếng Anh Toeic, Ielts, tiếng Nhật JLPT, Hàn Topic…
3. Hai dạng phiên dịch viên phổ biến
Dựa trên các công việc đặc thù liên quan đến làm phiên dịch, bạn sẽ chia thành 2 hình thức phiên dịch chính là: Phiên dịch nói và phiên dịch viết. Cùng Oversea Translation tìm hiểu ngay sau đây:
3.1 Phiên dịch nói
Làm phiên dịch nói là thực hiện chuyển ngôn ngữ trực tiếp mà không mất nhiều thời gian, suy nghĩ. Để làm được phiên dịch nói đòi hỏi kỹ năng, chuyên môn ứng viên cực kì tốt.
Có đa dạng ngành nghề phiên dịch nói như MC song ngữ, phiên dịch sự kiện, dịch cabin và phiên dịch gặp gỡ đối tác. Và 2 hình thức chủ yếu khi làm là:
-
Dịch đồng thời: Là hình thức thường thấy ở các sự kiện, hội nghị song ngữ. Người làm phiên dịch cần chuyển đổi ngôn ngữ nhanh chóng đến khán giả.
-
Dịch đuổi: Đây biết đến là bậc thầy trong làng phiên dịch hay còn gọi là dịch cabin. Công việc đòi hỏi bạn vừa nghe, vừa tóm tắt ý chính và phát biểu đồng thời.

Làm phiên dịch nói
3.2 Phiên dịch viết
Công việc chuyên chịu trách nhiệm về chuyển đổi văn bản, sách báo, giấy tờ từ ngôn ngữ tiếng Nhật, tiếng Hàn, tiếng Anh sang tiếng Việt. Ngoài trình độ ngoại ngữ, kỹ năng dịch và đọc phải thành thạo và đạt chính xác nhanh chóng.
Với hình thức phiên dịch viết, bạn sẽ có cơ hội thực hiện nhiều lĩnh vực khác nhau như: Phần mềm IT, kiểm toán, kế toán, sách học thuật…Trong trường hợp bạn muốn trở thành Freelancer phiên dịch thì việc xây dựng thương hiệu bản thân, quản lý và đàm phán là vô cùng cần thiết.
4. Tiêu chí để làm phiên dịch viên
Bước vào nghề làm phiên dịch viên, bạn cần được trang bị kiến thức và kỹ năng chuyên môn bài bản. Dưới đây là một số yêu cầu để trở thành phiên dịch viên:
-
Biết ít nhất 2 ngôn ngữ: Bạn phải thông thạo và sử dụng cả hai ngôn ngữ một cách chuyên nghiệp, chỉn chu.
-
Hiểu biết về văn hoá: Làm phiên dịch giỏi ngoài vốn từ vựng ra, cần học hỏi về phong tục, văn hoá nước bạn. Để khi đối diện tình huống thực tế, bạn sẽ biết cách diễn đạt một cách tự nhiên.
-
Khả năng phản xạ tốt: Điều này phải trau dồi, rèn luyện thường xuyên để có phản ứng nhanh nhạy, linh hoạt và xử lý khéo léo khi gặp những trường hợp phát sinh.
-
Kỹ năng tra cứu: Một trong những kỹ năng làm phiên dịch vô cùng cần thiết. Cần làm quen các công cụ trợ giúp dịch thuật và từ điển để nắm rõ nghĩa.
-
Đạo đức nghề nghiệp: Với nghề này yếu tố trung thực, quy tắc ứng xử thể hiện trình độ và trách nhiệm người phiên dịch.

Tiêu chí để làm phiên dịch viên
5. Tạm kết
Trên đây là những chia sẻ về nghề làm phiên dịch, Oversea Translation hy vọng giúp bạn giải đáp thắc mắc và lựa chọn được con đường phù hợp cho sự nghiệp. Hãy trang bị kiến thức và kỹ năng cần thiết để chinh phục nghề phiên dịch viên đầy rộng mở nhé!