DỊCH THUẬT LÀ GÌ? QUY TRÌNH DỊCH THUẬT BÀI BẢN LÀ NHƯ THẾ NÀO?

DỊCH THUẬT LÀ GÌ? QUY TRÌNH DỊCH THUẬT BÀI BẢN LÀ NHƯ THẾ NÀO?

Dịch thuật là một khái niệm không còn xa lạ đối với mọi người, đặc biệt là những người học ngoại ngữ. Đây là một công việc được đánh giá cao về độ khó và kiến thức của những người làm việc. Cùng đồng hành với Oversea Translation để đi tìm hiểu ngay về dịch thuật nhé.

DỊCH THUẬT LÀ GÌ? QUY TRÌNH DỊCH THUẬT BÀI BẢN LÀ NHƯ THẾ NÀO?

Dịch thuật được hiểu theo cách đơn giản nhất là quá trình chuyển đổi ngôn ngữ từ ngôn ngữ nguồn được yêu cầu sang ngôn ngữ đích. Từ đó, tạo thành được một văn bản mới nhưng không có sự thay đổi về nét nghĩa trong văn bản. Văn bản được tạo thành này sẽ được gọi là văn bản dịch. Có nhiều lĩnh vực khác nhau trong ngành dịch thuật. Bên cạnh đó, để trở thành một dịch thuật viên xuất sắc cần đến nhiều yếu tố khác nhau. Để hiểu rõ hơn về ngành dịch thuật và những yếu tố xoay quanh ngành này thì cùng đồng hành ngay với bài viết của Oversea Translation dưới đây.

Những khái niệm xoay quanh thuật ngữ dịch thuật

 

Như đã đề cập ở trên, dịch thuật chính là công việc chuyển đổi ngôn ngữ nguồn sang ngôn ngữ đích được yêu cầu, sao cho nghĩa của cả hai văn bản không có gì thay đổi. Bên cạnh đó, bạn sẽ còn gặp khá nhiều thuật ngữ khác nhau liên quan đến dịch thuật, cụ thể như:

Ngành dịch thuật

Đây có nghĩa là một ngành nghề liên quan đến dịch thuật. Theo đó, ngành dịch thuật sẽ được chia thành hai loại khác nhau, đó là dịch viết hay còn gọi là biên dịch, hay là dịch nói thì sẽ được gọi là phiên dịch.

Trong đó:

  • Dịch viết (biên dịch) là hình thức mà các dịch thuật viên sẽ nghiên cứu và phiên dịch các loại văn bản như hồ sơ, thư giới thiệu, nội quy, quy định, các đề tài nghiên cứu,... Nhìn chung, biên dịch là việc dịch các văn bản giấy.
  • Dịch nói (phiên dịch) là hình thức dịch song song hoặc là dịch đuổi cho một buổi nói chuyện, hội nghị, các công trình, gặp mặt,...

Mặc dù có nhiều sự khác nhau nhưng giữa biên dịch và phiên dịch trong ngành dịch thuật đều giống nhau về tính chất. Có nghĩa là những người dịch thuật đều sẽ cần được đào tạo về cả mặt nói và cả mặt viết. Ngành dịch thuật đòi hỏi độ chuẩn xác cao và cực kỳ tỉ mỉ, thế nên mới được đánh giá là một trong những ngành nghề khó hiện nay.

Người dịch thuật

 

Một khái niệm nữa liên quan đến dịch thuật, đó chính là người dịch thuật. Đây là chỉ người làm việc trong lĩnh vực này một cách chung chung. Trong đó:

  • Biên dịch viên được chỉ những người làm công việc dịch viết.
  • Phiên dịch viên được chỉ những người làm công việc dịch nói.

Cả biên hay là phiên dịch viên đều được đào tạo chuyên nghiệp nên cũng hoàn toàn có thể hoán đổi vị trí cho nhau. Tuy nhiên, yêu cầu người dịch thuật có trình độ cao thì mới làm được điều này.

Bản chất chính của dịch thuật

 

Có nhiều yếu tố khác nhau trong khái niệm dịch thuật, cùng xem ngay:

Tính chuyên nghiệp: Đây được đánh giá là yếu tố tiên quyết trong dịch thuật, bất cứ dịch thuật viên nào cũng cần phải lưu tâm đến yếu tố này. Điều đặc biệt được thể hiện ở tính chuyên nghiệp đó là cách truyền tải, dùng từ và đặt câu sao cho nghĩa gốc không thay đổi.

Không đánh giá bản dịch: Bởi vì ngôn ngữ là một lĩnh vực không có giới hạn. Chính vì thế mà không thể đánh giá được một bản dịch bởi các dịch thuật viên khác nhau. Bởi vì mỗi người sẽ có một khả năng diễn đạt cũng như là phong cách dịch thuật khác nhau.

Quy tắc dịch thuật mà dịch thuật viên nào cũng cần biết

 

Để cho một bản dịch có thể đảm bảo được độ mượt mà và tính chuẩn xác để truyền tải đến người đọc, người nghe thì cần phải đi theo các trình tự như sau:

Biên dịch (dịch viết)

  • Đầu tiên, biên dịch viên cần lướt qua văn bản để nắm được toàn bộ ý chính của đoạn văn bản đó.
  • Gạch chân các từ ngữ chuyên ngành và tra từ điển để dịch nghĩa chính xác.
  • Theo dõi kỹ từng câu trong văn bản để tiến hành dịch thuật.
  • Kiểm tra lại và chỉnh sửa sản phẩm nếu cần thiết.

Phiên dịch

  • Trang bị kiến thức tốt nhất về lĩnh vực cần phiên dịch, cũng như là các khách hàng trong buổi phiên dịch đó.
  • Nghiên cứu các tài liệu được cho sẵn hoặc là tự tìm kiếm tài liệu trước buổi dịch.
  • Chuẩn bị các công cụ dịch thuật như bút, giấy note để dùng.
  • Tập trung lắng nghe từ khách hàng và take note những từ quan trọng để truyền đạt sao cho chuẩn xác.

Với những người đang theo đuổi chuyên ngành biên - phiên dịch và chưa có nhiều kinh nghiệm dịch thuật thì trước tiên nên học cách phân tích câu. Sau đó, chăm chỉ nghe và luyện nói ngoại ngữ một cách thụ động. Từ đó, rèn được tính phản xạ khi bắt đầu phiên dịch hay biên dịch.

Kết luận

Dịch thuật luôn là một ngành nghề được đánh giá cao bởi độ khó và tính tỉ mỉ. Thế nên các dịch thuật viên cũng cần đạt các yêu cầu khắt khe khác nhau. Tuy nhiên, đây lại là một ngành nghề có triển vọng cũng như là cơ hội lớn. Cho nên nếu bạn yêu thích dịch thuật thì đừng bỏ qua bài viết hữu ích này.