Dịch thuật công chứng - Nên tự làm hay sử dụng dịch vụ?

Dịch thuật công chứng - Nên tự làm hay sử dụng dịch vụ?

Bạn có tài liệu cần dịch thuật công chứng? Bạn có khả năng tự làm và không biết có cần phải sử dụng dịch vụ hay không? Bài viết sau đây của Oversea Translation sẽ giải đáp cho câu hỏi nên tự làm hay sử dụng dịch vụ dịch thuật công chứng hay không nhé.

Dịch thuật công chứng - Nên tự làm hay sử dụng dịch vụ?

Dịch thuật công chứng là một quá trình cần thiết để hoàn thiện các thủ tục giấy tờ liên quan đến nước ngoài như du lịch, hồ sơ du học, xuất khẩu lao động, hồ sơ xin VISA,... Vậy quá trình dịch thuật công chứng này là gì? Tài liệu dịch nào cần phải công chứng? Có thể tự dịch thuật công chứng không? Cùng Oversea Translation tìm hiểu nhé!

Ảnh minh họa

1. Dịch thuật công chứng

Dịch thuật công chứng gồm hai giai đoạn: dịch thuật và công chứng. Là quá trình dịch ngôn ngữ của văn bản gốc sang ngôn ngữ cần dịch mà vẫn phải đảm bảo được tính chính xác, văn phạm của văn bản gốc. Sau đó công chứng văn bản đã dịch này chuẩn xác về nội dung so văn bản gốc và pháp luật Việt Nam.

Quá trình công chứng bản dịch này thực chất là chứng thực chữ ký của người dịch bởi cán bộ tư pháp tại Phòng tư pháp cấp quận, huyện hoặc bởi công chứng viên của Văn phòng công chứng.

Ảnh minh họa 

1.1. Có mấy loại dịch thuật công chứng?

Dựa vào đơn vị thực hiện chứng thực bản dịch, được chia làm 2 loại:

  • Dịch thuật công chứng Tư pháp: chứng thực bản dịch tại các Phòng tư pháp gọi là dịch thuật công chứng tư pháp. Quá trình dịch thuật tại đây thông qua các cộng tác viên đã được kiểm tra năng lực, trình độ và ký hợp đồng.
  • Dịch thuật công chứng Tư nhận: chứng thực bản dịch tại đây gọi là dịch thuật công chứng tư nhân. Quá trình này cũng được thông qua các cộng tác viên đã được kiểm tra năng lực, trình độ và ký hợp đồng.

1.2. Có cần phải dịch thuật công chứng không?

Đây là thủ tục quan trọng để nhà nước giám sát giao dịch. Chính vì như thế, theo quy định của Nhà Nước, đòi hỏi nhiều giao dịch hồ sơ cần phải dịch thuật công chứng.

Kể cả nếu như không quy định thì bản dịch công chứng cũng có độ uy tín cao hơn bản dịch thường. Tài liệu cần có chữ ký và con dấu để dịch thuật công chứng. Tài liệu có nhiều trang cần đóng dấu giáp lai. Một số quốc gia không sử dụng con dấu thì chỉ cần chữ ký là được.

Trước khi tiến hành dịch thuật công chứng tư pháp, các tài liệu cần được sự hợp pháp hóa lãnh sự tại đại sứ quán. Tài liệu, văn hóa của một số quốc gia được miễn hợp thức hóa. 

2. Có thể tự dịch thuật công chứng không? 

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 61 Luật công chứng 2014, người thực hiện dịch thuật văn bản từ tiếng Việt sang ngôn ngữ nào đó và ngược lại phải là cộng tác viên tại các đơn vị hành nghề công chứng.

Công tác viên dịch thuật tại các đơn vị này cũng phải được kiểm tra trình độ. Là người có bằng đại học/cao đẳng ngôn ngữ hoặc thông thạo tiếng nước ngoài. Cộng tác viên phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản dịch đối với đơn vị hành nghề công chứng.

Như vậy, dù bạn có khả năng tự dịch thuật cũng không thể tự dịch thuật công chứng các tài liệu nước ngoài. Nếu muốn tiết kiệm chi phí, bạn có thể tự dịch rồi đến các đơn vị hành nghề công chứng để hiệu đính bản dịch.

Ảnh minh họa 

3. Nên sử dụng dịch vụ dịch thuật công chứng nào?

3.1. Công ty dịch thuật

Nhiều công ty dịch thuật ra đời để đáp ứng nhu cầu dịch thuật công chứng của khách hàng. Với đội ngũ cộng tác viên dịch thuật được chọn lọc khắc khe, tốt nghiệp các trường chuyên ngôn ngữ, giàu kinh nghiệm, kỹ năng.

Oversea Translation khuyên bạn nên sử dụng dịch vụ tại đây vì thời gian thực hiện dịch nhanh chóng nhưng vẫn giao bản dịch một cách chỉnh chu, chính xác. Tuy nhiên, giá cả đi đôi với chất lượng dịch vụ, dù vậy vẫn có nhiều cơ sở ngon-bổ-rẻ, bạn đọc hãy tham khảo kỹ để tìm cơ sở phù hợp với bản thân nhé.

3.2. Văn phòng công chứng

Quá trình dịch thuật công chứng tại đây cũng thông qua các cộng tác viên dịch thuật. Tuy chất lượng bản dịch không bằng các công ty dịch thuật nhưng với các tài liệu đơn giản, ít trang thì bạn có thể sử dụng dịch vụ dịch thuật công chứng tại đây.

3.3. Phòng công chứng Tư pháp

Đây là đơn vị chuyên dịch thuật công chứng tư pháp. Quá trình dịch thuật công chứng tại Phòng công chứng Tư pháp cũng thông qua các cộng tác viên. Là một cơ quan nhà nước nên phong cách làm việc không nhanh, không chuyên nghiệp bằng công ty dịch thuật hay văn phòng công chứng. 

Tạm kết

Oversea Translation đã giải đáp câu hỏi nên tự làm hay sử dụng dịch vụ dịch thuật công chứng hay không. Hy vọng bài viết của chúng tôi sẽ thỏa mãn thắc mắc của bạn, hẹn gặp bạn đọc vào các bài viết sau.