Mô tả công việc thường nhật của phiên dịch viên

Mô tả công việc thường nhật của phiên dịch viên

Phiên dịch viên là một nghề bùng nổ trong thời đại kinh tế hội nhập hiện nay. Để hiểu thêm về công việc này, cùng Oversea Translation đọc bài viết sau về mô tả công việc thường nhật của một phiên dịch viên là gì nhé! 

Mô tả công việc thường nhật của phiên dịch viên

Là một trong những ngành nghề chỉ cần dùng chất xám là có thể kiếm được mức thu nhập ổn đinh. Chính vì thế phiên dịch viên được khá nhiều bạn trẻ chọn lựa và theo đuổi. Vậy phiên dịch viên là gì? Công việc của một phiên dịch viên hàng ngày là gì? Cần có những tố chất gì để trở thành một phiên dịch viên chuyên nghiệp? Cùng Oversea Translation tìm hiểu nhé!

 

Phiên dịch viên - công việc sử dụng chất xám 

Phiên dịch viên là gì?

Để đến với khái niệm phiên dịch viên là gì, mời bạn tìm hiểu trước phiên dịch là gì nhé. Là một công việc trong lĩnh vực biên-phiên dịch, phiên dịch là chuyển đổi ngôn ngữ của văn bản gốc sang ngôn ngữ đích và ngược lại. Tuy nhiên trong quá trình chuyển đổi ấy không được làm thay đổi nội dung, ý nghĩa của thông tin hay văn bản đó.

Phiên dịch viên là người thực hiện phiên dịch, quá trình chuyển đổi ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác sẽ được người này đảm nhiệm. Phiên dịch viên có tác dụng giúp hai bên không chung một ngôn ngữ nhưng cũng có thể hiểu được nhau. Công việc của phiên dịch viên hoàn toàn khác nhau, tùy thuộc vào vị trí và lĩnh vực làm việc của họ.

 

Phiên dịch viên là gì? 

Các loại phiên dịch viên 

Phiên dịch viên chuyên dịch cabin/ dịch song song

Phiên dịch viên chuyên dịch thầm

Phiên dịch viên chuyên dịch đuổi

Phiên dịch viên kinh doanh

Phiên dịch viên công vụ

Phiên dịch viên cần những bằng cấp gì? 

Yêu cầu bằng cấp căn bản:

Bằng đại học/cao đẳng cử nhân ngành ngôn ngữ muốn theo đuổi

Chứng chỉ như IELTS, TOEIC, TOPIK, HSK, JLPT,...

Các yêu cầu nếu muốn làm phiên dịch viên tại các tổ chức quốc tế:

Bằng phiên dịch Master được cấp bởi ITI

Bằng CIC cấp 3 trở lên

Chứng chỉ DPSI

Mô tả công việc thường nhật của phiên dịch viên 

Thực tế, tùy thuộc vào vị trí và linh vực, các công việc của phiên dịch viên hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên, họ thường sẽ có những hoạt động chung như sau:

1- Tiếp nhận thông tin, chuyển đổi và truyền tải những thông tin đó bằng một ngôn ngữ khác được khách hàng yêu cầu. Phiên dịch viên cần phải truyền tải những thông tin đó một cách chính xác, rõ ràng, đúng phong cách của ngôn ngữ gốc.

2- Phiên dịch viên thường sẽ làm trong các công ty đa quốc gia hoặc các công ty nước ngoài. Chính vì thế họ sẽ phải phiên dịch trong các cuộc họp của công ty. Các công ty, doanh nghiệp sẽ luôn có những cuộc họp trao đổi về chiến lược kinh doanh, quản lý nhân sự,... Lúc này, phiên dịch viên sẽ giữ vai trò truyền đạt những thông tin về cuộc họp ấy để kết nối giữa cấp trên và nhân viên.

3- Tham dự trong các cuộc họp giữa cấp trên với đối tác, khách hàng. Các cuộc gặp gỡ này thường mang tính quyết định, rất quan trọng nên phiên dịch viên cần phải cẩn thận, nỗ lực hết sức để mang đến cho công ty những cơ hội kinh doanh và những khách hàng tiềm năng.

4- Ngoài ra, bên cạnh việc chuyển ngữ, phiên dịch viên còn giúp cho công ty soạn hợp đồng, tài liệu khác, thực hiện theo lệnh của cấp trên các công việc hành chính. Chính vì thế, nói công việc thường nhật của phiên dịch viên rất đa dạng.

Tố chất để trở thành một phiên dịch viên chuyên nghiệp 

Tinh thần ham học hỏi: đây là một tố chất cực kỳ cần thiết đối với một phiên dịch viên. Vì ngành nghề này hot, nhiều người theo đuổi nên đối mặt với tình trạng đào thải cực kì cao. Nên một phiên dịch viên để có thể tồn tại lâu trong nghề phải có một tinh thần ham học hỏi những lĩnh vực mới, ngôn ngữ mới,... thì mới có thể tồn tại lâu dài.

Khả năng phản xạ: thường phiên dịch viên sẽ thực hiện chuyển đổi ngôn ngữ trực tiếp nên không thể trách khỏi sai sót hay những tình huống bất ngờ. Lúc này, đòi hỏi phiên dịch viên phải có khả năng phản xạ nhanh để xử lý tình huống gọn gàng, không làm ảnh hưởng đến buổi phiên dịch và trở nên chuyên nghiệp hơn trong mắt khách hàng, đối tác. 

Sử dụng từ ngữ linh hoạt, vốn từ nhiều: vì các cuộc phiên dịch diễn ra trực tiếp nên phiên dịch viên sẽ không được dùng từ điển hay các công cụ hỗ trợ khác. Chính vì thế, sử dụng từ ngữ linh hoạt và sở hữu vốn từ nhiều sẽ giúp bạn có nhiều lợi thế hơn.

Hiểu biết đa dạng các nền văn hóa: đứng giữa những người có khác biệt về ngôn ngữ thì chắc hẳn cũng khác về nền văn hóa. Phiên dịch viên có vai trò kết nối họ lại với nhau, thu hẹp khoảng cách văn hóa chứ không riêng gì việc giúp họ hiểu ngôn ngữ của nhau.

 

Phiên dịch viên cần có tinh thần ham học hỏi

Kết bài 

Bài viết trên của Oversea Translation đã giải đáp cho câu hỏi những công việc thường nhật của phiên dịch viên là gì. Hy vọng bài viết trên của chúng tôi sẽ thỏa mãn thắc mắc của bạn. Hẹn gặp bạn đọc vào các bài viết sau của chúng tôi.