Giá trị của bản dịch công chứng có thời hạn bao lâu?

Giá trị của bản dịch công chứng có thời hạn bao lâu?

Điều kiện để bản dịch công chứng? Giá trị của bản dịch công chứng có thời hạn bao lâu? Có trường hợp công chứng viên không công chứng bản dịch hay không? Oversea Translation sẽ giải đáp các câu hỏi về bản dịch công chứng thông qua bài viết dưới đây.

Giá trị của bản dịch công chứng có thời hạn bao lâu?

Các thủ tục giấy tờ luôn là một rắc rối, có nhiều rủi ro, hệ lụy nếu làm sai giấy tờ. Hay các thủ tục này luôn gây nhiều câu hỏi cho người làm thủ tục. Bản dịch công chứng sẽ là một trong những khó khăn cho người làm thủ tục vì có khá mới mẻ. Vậy để giải đáp cho các câu hỏi như điều kiện để bản dịch được công chứng? Giá trị của bản dịch công chứng có thời hạn bao lâu? Có trường hợp nào mà công chứng viên không công chứng bản dịch hay không? Oversea Translation sẽ giải đáp tất tần tật các câu hỏi trên thông qua bài viết sau đây.

Ảnh minh họa      

Bản dịch công chứng là gì?

Bản dịch công chứng là một loại hồ sơ, tài liệu cần dịch thuật sang một ngôn ngữ nào đó và công chứng để bản dịch có hiệu lực.

Để thực hiện công chứng bản dịch, bạn có thể thực hiện ở các cơ quan có thẩm quyền, phí khá rẻ tuy nhiên thời gian thực hiện sẽ hơi lâu, gây khó khăn nếu như bạn cần bản dịch công chứng gấp. Thay vào đó, bạn muốn lấy bản dịch công chứng liền thì có thể sử dụng dịch vụ dịch thuật công chứng tại các công ty dịch thuật, văn phòng dịch thuật. Thời gian giao bản dịch công chứng sẽ nhanh chóng, bản dịch vẫn sẽ đảm bảo được tính chính xác và quá trình thực hiện tại các cơ quan này cũng cực kì chuyên nghiệp.

Ai là người chịu trách nhiệm về bản dịch công chứng?

Người thực hiện dịch và người chứng thực bản dịch sẽ chịu trách nhiệm cho mọi sai sót của bản dịch.

  • Người thực hiện dịch thuật sẽ chịu trách nhiệm về sai sót của mình trước khách hàng sử dụng dịch vụ, trước cơ quan thực hiện chứng thực về mức độ chính xác của nội dung bản dịch.

  • Người chứng thực bản dịch chịu trách nhiệm về tính xác thực chữ ký của người thực hiện dịch thuật trong bản dịch.

Ảnh minh họa 

Điều kiện để bản dịch được công chứng?

Căn cứ theo Điều 61 Luật Công Chứng 2014 quy định về công chứng bản dịch như sau:

  1. Người dịch các giấy tờ, tài liệu từ tiếng Việt sang các ngôn ngữ khác và ngược lại phải là một cộng tác viên tại các tổ chức có dịch vụ dịch thuật công chứng. Người này phải có bằng cấp cao đẳng/đại học về ngoại ngữ hoặc có chứng chỉ ngoại ngữ. Cộng tác viên phải thông thạo ngôn ngữ mình dịch, có các kiến thức chuyên môn và phải chịu trách nhiệm về sai sót của bản dịch.

  2. Công chứng viên tiếp nhận bản chính hồ sơ, tài liệu cần dịch thuật, kiểm tra và giao lại cho người phiên dịch của các tổ chức thực hiện. Người phiên dịch phải ký vào từng trang trước khi công chứng viên ghi lời chứng và ký vào từng trang của bản dịch.

  3. Phải ghi rõ thời gian, địa điểm công chứng, họ tên người phiên dịch, chữ ký người phiên dịch, chứng nhận nội dung bản dịch là chính xác, không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức, có chữ ký của công chứng viên và dấu mọc của tổ chức hành nghề công chứng dịch thuật.

Chính vì thế, dù bạn có khả năng tự dịch hồ sơ tài liệu của mình cũng không thể tự thực hiện bản dịch công chứng.

Giá trị của bản dịch công chứng có thời hạn bao lâu?

Không có thời hạn cụ thể đối với bản dịch công chứng, về nguyên tắc thì bản dịch công chứng có giá trị vô thời hạn. Tuy nhiên, vẫn có thể chia làm ba loại:

  • Vô hạn: đối với bằng cấp, bản điểm, giấy phép lái xe… có giá trị vô thời hạn, trừ khi bản gốc bị hủy bỏ, thu hồi và không còn giá trị pháp lý.

  • Có thời hạn: đối với giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, cmnd… thì có thời hạn khi bản gốc còn giá trị sử dụng.

  • Có thời hạn ngắn: đối với lý lịch tư pháp, giấy khám sức khỏe… sẽ có hiệu lực trong vòng 6 tháng hoặc tùy vào nơi tiếp nhận hồ sơ.

Vì thế, thời điểm bản dịch được xác nhận sẽ không ảnh hưởng đến giá trị thời gian của bản dịch công chứng. 

Ảnh minh họa

Có trường hợp công chứng viên không công chứng bản dịch không?

Trường hợp công chứng viên không được nhận và công chứng bản dịch:

  • Bản chính cấp sai thẩm quyền hoặc không hợp lệ, bản chính giả.

  • Giấy tờ, văn bản không rõ nội dung, bị hư hỏng, cũ nát, bị tẩy xóa, thêm bớt, sửa chữa.

  • Giấy tờ, văn bản bị cấm hay thuộc bí mật nhà nước.

Tạm kết

Trên đây là các câu trả lời cho các câu hỏi liên quan đến bản dịch công chứng. Hy vọng bài viết của Oversea Translation sẽ thỏa mãn các thắc mắc của bạn.